Sự phát triển và bùng nổ công nghệ ngày nay, cộng với dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã đẩy nhu cầu học tập trực tuyến lên một tầm cao mới. Dù muốn dù không, chúng ta có thể thấy cần thiết phải làm quen với học tập trực tuyến.
Trước tiên, hãy cùng bắt đầu với các khái niệm về học tập trực tuyến.
1. E-learning: là hoạt động dạy và học có sử dụng công nghệ điện tử.
2. Đào tạo từ xa hoặc học tập từ xa:
Đây là quá trình dạy và học dành cho học viên nào không trực tiếp đến lớp. Là một tiêu chuẩn của ngành giáo dục quốc tế, những cơ sở giáo dục nào thực hiện mô hình này sẽ sử dụng một hệ thống quản lý học tập để theo dõi quá trình học của sinh viên cũng như cung cấp bài học từ xa (đối với trường hợp bài học e-learning) hoặc để giao tiếp với sinh viên (đối với trường hợp khóa học kết hợp cả bài học trực tuyến và bài học tại lớp).
3. Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS):
Đây là một ứng dụng, có thể ở dạng ứng dụng cloud, chuyên dành để ghi nhận dữ liệu, và cung cấp bài học e-learning cho học viên thông qua internet. Hệ thống này cũng theo dõi tiến bộ của người học thông qua các tính năng báo cáo.
4. Khóa học trực tuyến mở (Massive Open Online Course - MOOC):
Thuật ngữ này để chỉ một khóa học trực tuyến miễn phí. Các khóa học như thế này lần đầu tiên được phát triển bởi các trường đại học danh tiếng trên thế giới như MIT, Harvard, v.v. ở dạng các dự án phi lợi nhuận.
5. Nhà thiết kế học liệu:
Theo định nghĩa của Đại học British Columbia, "một nhà thiết kế học liệu (instructional designer) là một chuyên gia có kĩ năng chuyên biệt trong việc chuyển đổi nội dung và chương trình học trực tiếp thành các khóa học trực tuyến. Họ đã học về phương pháp, nguyên tắc cần thiết dành cho giáo dục từ xa."
"Học tập trực tuyến không còn là điều lớn lao của tương lai sau này, nó chính là điều to lớn ở thời đại này."
Donna Abernathy
Comments